1. 死不瞑目网首页
  2. 热点

Ông Nguyễn Hòa Bình: Tách án để các cháu không bị ám ảnh bởi tuổi thơ phạm tội

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng,ÔngNguyễnHòaBìnhTáchánđểcáccháukhôngbịámảnhbởituổithơphạmtộ nếu không tách vụ án có người chưa thành niên phạm tội mà để vụ án chung, xét xử công khai thì sẽ ảnh hưởng đến con đường hoàn lương, các cháu sẽ luôn bị ám ảnh bởi một tuổi thơ phạm tội.

Chiều ngày 13/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Một trong những nội dung đáng chú ý được các đại biểu quan tâm là việc tách vụ án có người chưa thành niên phạm tội.

Tách vụ án là cần thiết

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, quy định này vẫn có ý kiến khác nhau. Quá trình chỉnh lý, trên cơ sở nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng các chính sách mới của dự thảo luật, đại diện các cơ quan tham gia chỉnh lý (Bộ Công an, Bộ Tư pháp, VKSND Tối cao, TAND Tối cao) đều thống nhất với dự thảo luật phải tách vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết riêng.

LeThiNga.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: QH

Tuy nhiên, bà Nga cho hay, thảo luận trong Thường trực Ủy ban Tư pháp thì có 2 loại ý kiến với vấn đề này.

Thứ nhất, tán thành quy định phải tách vụ án với người chưa thành niên để giải quyết riêng; đồng thời, đề nghị giao Bộ Công an, VKSND Tối cao, TAND Tối cao xây dựng thông tư liên tịch hướng dẫn về phối hợp trong thực hiện việc tách vụ án.

Phương án này sẽ bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các chính sách mới nhân văn của dự thảo luật; đồng thời không tạo ra mâu thuẫn giữa các quy định của dự thảo; không làm phát sinh các mâu thuẫn với Bộ Luật Tố tụng Hình sự.

Phương án này còn loại trừ những vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên (nếu không tách riêng vụ án để giải quyết).

Thứ hai, đề nghị quy định theo hướng cơ quan tiến hành tố tụng “có thể” tách riêng vụ án với người chưa thành niên để giải quyết, tạo sự linh hoạt trong quá trình tổ chức thực hiện, giao cơ quan tiến hành tố tụng cân nhắc, quyết định

Các ý kiến này cho rằng, trên cơ sở từng vụ án cụ thể, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đối chiếu với các quy định của Luật Tư pháp Người chưa thành niên và Bộ Luật Tố tụng Hình sự để quyết định tách riêng vụ án với người chưa thành niên hoặc vẫn giải quyết chung trong cùng vụ án với người trưởng thành.

Góp ý nội dung này, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Quang Dũng nhấn mạnh: "Việc tách vụ án để áp dụng quy trình khác, thân thiện như dự thảo luật đã quy định là cần thiết".

Phó Viện trưởng VKSND Tối cao cũng nêu thực tế đang tiến hành tố tụng, việc tách án có người chưa thành niên phạm tội không ảnh hưởng gì.

“Một vụ án tách riêng một nhóm bị can, bị cáo là người chưa thành niên với người thành niên thì cũng do một cơ quan tố tụng tiến hành chứ không phải là một chỗ khác. Việc điều tra vẫn có thể phối hợp được giữa hai nhóm điều tra này, chỉ khác là có thể xem xét, xử lý đối với nhóm bị can, bị cáo chưa thành niên sớm hơn, do thời hạn tố tụng chúng ta quy định ngắn hơn với người chưa thành niên, từ đó giải quyết được nhanh hơn”, ông Dũng phân tích.

Không tách án thì các nguyên tắc tiến bộ đều không đáp ứng được

Khẳng định quan điểm không có phương án 2, chỉ có 1 phương án (tách án), Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, nếu chúng ta để chung vào 1 vụ án thì luật này không có nghĩa.

Theo ông Bình, dự thảo đặt ra nhiều chính sách ưu đãi với các cháu, không chỉ hình phạt chỉ còn một nửa mà phải do các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán được đào tạo, có hiểu biết về tâm lý các cháu, được đào tạo về tư pháp người chưa thành niên.

“Phải để người hiểu rõ tâm lý các cháu hỏi cung để động viên các cháu”, Chánh án TAND Tối cao nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn để bảo mật, ông Bình cho rằng, nếu để vào vụ án chung, vụ án phải xét xử công khai, không được xét xử kín, bản án phải được công khai thì tất hành vi sai lầm của các cháu đều bị công khai hết.

“Đây là điều mặc cảm, ảnh hưởng đến con đường hoàn lương còn lại rất dài của các cháu. Các cháu sẽ luôn bị ám ảnh bởi một tuổi thơ phạm tội”, ông Bình lo ngại và giải thích lý do vì sao phải tách án, “giữ bí mật” cho các cháu.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cũng thông tin thêm, thời hạn của các vụ án, luật hiện hành cũng như dự luật lần này phân làm 2 độ tuổi: 14-16 và 16-18 có chính sách khác nhau.

“Nếu không tách án thì không có quy trình điều tra cho cá nhân mà phải phải tuân theo thời hạn điều tra vụ án, mà với vụ án thì căn cứ vào tính chất nghiêm trọng nhất của vụ án. Với vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các cháu phải trải qua thời hạn điều tra rất dài”, ông Bình phân tích thêm.

Ông dẫn chứng, trong vụ án đánh bạc, các cháu chỉ ngồi giữ tiền, đếm tiền, cảnh báo khi có công an hay người lạ vào. Nhưng khi công an xuất hiện, xảy ra đánh nhau dẫn đến sứt đầu, mẻ trán, thậm chí có người chết thì từ vụ án đánh bạc các cháu tham gia với vai trò không đáng kể phải theo vụ án của tội giết người, thời hạn điều tra, truy tố, xét xử có thể tới 30 tháng.

“30 tháng có nghĩa là các cháu khi ở độ tuổi 15 được hưởng chính sách của độ tuổi 14-16 thì đến chừng đưa ra xét xử là 18 tuổi, như vậy không thể áp dụng các chính sách này được”, Chánh án TAND Tối cao phân tích.

Nêu thực tế thời hạn điều tra với các vụ án thông thường khắc nghiệt như vậy, ông Bình cho rằng, các cháu không được giải quyết vụ án ngay để được hưởng chính sách ở độ tuổi của các cháu; không tách án thì các nguyên tắc tiến bộ ở đây đều không đáp ứng được.

Ông Bình cũng thông tin thêm, trong quá trình thảo luận nội dung này có 56 ý kiến Đại biểu Quốc hội đồng ý việc tách án, 7 ý kiến không đồng ý.

“Luật của nhiều nước trên thế giới cũng quy định như vậy. Khi chúng tôi làm luật này, chúng tôi tham vấn ý kiến các chuyên gia quốc tế, họ nói không tách án không được”, ông Bình nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Hòa Bình: Tôi tin các cháu sẽ chọn xử lý chuyển hướng hơn là ra tòa

Ông Nguyễn Hòa Bình: Tôi tin các cháu sẽ chọn xử lý chuyển hướng hơn là ra tòa

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, khi các cháu bị buộc tội đứng trước hai sự lựa chọn: Hoặc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, hoặc ra tòa thì tôi tin cả phụ huynh và các cháu đều chọn phương án xử lý chuyển hướng.Chi tiết về số cán bộ lãnh đạo bị kỷ luật, khởi tố trong các đại án tham nhũng

Chi tiết về số cán bộ lãnh đạo bị kỷ luật, khởi tố trong các đại án tham nhũng

Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông thông tin nhiều con số đáng chú ý về việc xử lý kỷ luật cán bộ lãnh đạo, trong đó có lãnh đạo cấp cao, nhất là trong các đại án AIC, Đại Ninh, Thuận An, Phúc Sơn...Phó Ban Nội chính TƯ: Lần đầu tuyên tử hình chủ doanh nghiệp tư nhân tội Tham ô tài sản

Phó Ban Nội chính TƯ: Lần đầu tuyên tử hình chủ doanh nghiệp tư nhân tội Tham ô tài sản

Phó Ban Nội chính Trung ương cho biết, trong vụ án Vạn Thịnh Phát, lần đầu tiên đã tuyên phạt tử hình đối với 1 bị cáo là chủ doanh nghiệp tư nhân về tội Tham ô tài sản.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm Trung Quốc

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 18-20/8.Thượng tướng Lương Tam Quang được bầu vào Bộ Chính trị

Thượng tướng Lương Tam Quang được bầu vào Bộ Chính trị

Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung vào Bộ Chính trị khóa 13.

本文链接: http://buysteroids.cn/news/816b498983.html (转载请保留)

作者:死不瞑目网,如若转载,请注明出处:http://buysteroids.cn/news/816b498983.html


QR code