Liên hoan các Tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới tại Đắk Lắk

Tham dự liên hoan có 126 thí sinh là thành viên các tổ Truyền thông cộng đồng,ênhoancácTổtruyềnthôngcộngđồnggắnvớitìmhiểuLuậtBìnhđẳnggiớitạiĐắkLắ thuộc 14 đơn vị huyện, thị xã trong tỉnh Đắk Lắk. Các đội trải qua 3 phần thi gồm chào hỏi, xử lý tình huống và thi sân khấu hóa. Ở mỗi phần thi, các thí sinh sẽ vận dụng kiến thức để lồng ghép giới thiệu về tình hình địa phương, quá trình triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, cách xử lý tình huống trong quá trình thực hiện các hoạt động tuyên truyền pháp luật,… Qua đó giúp cho các Tổ truyền thông cộng đồng giao lưu, học hỏi, nâng cao kiến thức, kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm trong tuyên truyền, vận động, xử lý các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới. Đồng thời, tuyên truyền sâu rộng Luật bình đẳng giới đến cán bộ, hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện hiệu quả Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em” (Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030).

Vừa hoàn thành phần thi của đội, chị Huynh, dân tộc Sê Đăng, ở xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: "Được tham gia liên hoan này thì tôi cảm thấy may mắn, mình có thêm nhiều kiến thức, học hỏi thêm các đội bạn, đó là một điều đáng mừng. Qua phần thi vừa rồi mình cũng cảm thấy rất hài lòng vì đã thực hiện hết mình rồi. Tôi mong sẽ có thêm nhiều mô hình như vậy nữa để cho chị em các xã, các huyện được tham gia nhiều chứ không chỉ là đại diện một vài buôn nữa".

Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em” (Dự án 8) là 1 trong những dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025. Dự án do Thủ tướng Chính phủ giao cho Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chủ trì. Tại Đắk Lắk, thông qua dự án, Hội phụ nữ các cấp đã thành lập được gần 300 “Tổ truyền thông cộng đồng” tại các thôn, buôn đặc biệt khó khăn. Qua đó, đã đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới cho cộng đồng tại các địa bàn dân cư.