Tỉnh Nam Định chú trọng quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Liên tiếp những tháng đầu năm 2024,ỉnhNamĐịnhchútrọngquảnlýhoạtđộngkinhdoanhthươngmạiđiệntử các ngành thành viên Ban Chỉ đạo chống gian lận thương mại tỉnh Nam Định đã phối hợp phát hiện nhiều vụ việc vi phạm pháp luật khi kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử.

Trong đó, Cục Quản lý thị trường phối hợp với lực lượng công an phát hiện, xử lý hàng chục vụ việc vi phạm, xử phạt gần 100 triệu đồng với nhiều hành vi như: trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ... Hàng hóa vi phạm tập trung vào nhóm mỹ phẩm, thực phẩm, đồ điện tử, thời trang...

Cục Thuế tỉnh Nam Định đã có giải pháp tăng cường thực hiện quản lý và thu thuế đối với cá nhân, hộ kinh doanh có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử qua các mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử, qua tổ chức trung gian vận chuyển COD, logistics và cá nhân cung cấp dịch vụ, sản phẩm nội dung thông tin số (quảng cáo, phần mềm, bản quyền). Bình quân số thuế từ hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh đã nộp ngân sách Nhà nước khoảng 3 tỷ đồng/tháng.

Lực lượng công an đã phát hiện, khởi tố, điều tra hàng chục vụ việc liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ cao.

tmdt20230821171234.jpg
Chú trọng quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. 

Hiện nay, nhiệm vụ quản lý thương mại điện tử thuộc trách nhiệm của nhiều bộ, ngành như: Bộ Tài chính chủ trì về vấn đề nộp thuế, thu ngân sách Nhà nước. Bộ Công an chủ trì việc đồng bộ dữ liệu dân cư với dữ liệu hộ tịch, thuế, ngân hàng…, tổ chức phòng ngừa các hành vi gian lận, trốn thuế, lừa đảo trong hoạt động thương mại điện tử. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì việc xây dựng các giải pháp công nghệ nhằm tăng cường giám sát, quản lý các giao dịch trên môi trường trực tuyến, chống các hành vi gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng nhái, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Để tăng cường đấu tranh phòng chống, gian lận, lừa đảo trên không gian mạng và bán hàng qua livestream, các ngành chức năng cần tích cực vào cuộc. Trong đó chú trọng việc tuyên truyền trên báo chí, hệ thống thông tin cơ sở, qua tin nhắn và mạng xã hội để nâng cao nhận thức của người dân về các hành vi, phương thức, thủ đoạn của tội phạm trên không gian mạng, các kỹ năng cơ bản để đảm bảo thông tin cá nhân.

Theo đánh giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Nam Định làm tốt công tác tuyên truyền, cảnh báo người dân về các phương thức, thủ đoạn của tội phạm lợi dụng hệ thống thanh toán điện tử để thực hiện hành vi phạm tội; rà soát, kiểm tra, phát hiện các tài khoản ngân hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking và ứng dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch nghi vấn có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật.

Để tránh “tiền mất, tật mang” và trở thành nạn nhân của đối tượng lừa đảo trên mạng, người dân trước khi quyết định mua sắm trực tuyến, cần lựa chọn địa chỉ mua sắm uy tín, công khai rõ địa chỉ, danh tính người bán, minh bạch cách thức thanh toán...

Việt Nam hùng cườngNghịch lí của doanh nghiệpNghịch lí của doanh nghiệp Kỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượngKỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượng Việt Nam còn dư địa rất lớn cho phát triểnViệt Nam còn dư địa rất lớn cho phát triển Việt Nam cần thích ứng với hoàn cảnh mớiViệt Nam cần thích ứng với hoàn cảnh mới Kỳ vọng hành động cho công cuộc Đổi mớiKỳ vọng hành động cho công cuộc Đổi mới