Chuyển đổi số trong giáo dục TPHCM vẫn chưa đồng bộ

Tại hội thảo quốc tế về chuyển đổi số của ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2022-2023 được tổ chức sáng 28/10 tại TP.HCM,ểnđổisốtronggiáodụcTPHCMvẫnchưađồngbộ nhiều đại biểu trong nước cũng như quốc tế cho rằng, chuyển đổi số, đặc biệt trong ngành giáo dục là một sự đầu tư nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Theo đó việc ứng dụng chuyển đổi số giúp giảm áp lực cho giáo viên và học sinh, hỗ trợ việc quản lý giáo dục tốt hơn, cụ thể như phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu học sinh, giáo viên, quản lý chuyển trường và tiếp nhận học sinh, hệ thống khảo sát, trắc nghiệm trực tuyến, sổ điểm, sổ liên lạc điện tử,… hỗ trợ rất nhiều trong hoạt động học tập và sinh hoạt của học sinh, công tác quản lí nhà trường.

Bên cạnh những thuận lợi, việc chuyển đổi số trong giáo dục tại TP.HCM vẫn còn nhiều cơ chế, chính sách khó khăn mà ngành giáo dục đang gặp phải, như: nhân lực vẫn chưa sẵn sàng cho việc tiếp nhận chuyển đổi số, đường truyền chưa được đảm bảo, thiếu thiết bị, kho học liệu số dùng chung chưa đồng bộ, học sinh sử dụng các thiết bị bên ngoài trường học chủ yếu là để nghiên cứu...

Ngoài ra, một số nội dung cũng được các đại biểu nêu ra như cần làm rõ cơ chế trong việc thúc đẩy thẩm định nội dung học liệu số phục vụ việc dạy và học, kiểm tra, đánh giá; đồng thời cần làm rõ hành lang pháp lý, các tiêu chí để công nhận kết quả học tập, kiểm tra đánh giá trực tuyến,…

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, ngành giáo dục thành phố đang xây dựng nền tảng chuyển đổi số ở tất cả các bậc học, ngành học, trong đó tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu dạy học, quản lý trường học. Hiện nay mục tiêu của ngành là số hoá 100% học sinh, giáo viên cũng như cơ sở vật chất toàn ngành để qua dữ liệu số hoá đó có thể dự báo được tình hình và khắc phục được tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên ở những năm sắp tới hoặc thay đổi hẳn mô hình trường học.

Thực tế hiện nay, tư duy của người dân, đội ngũ quản lý và thầy cô giáo chưa sẵn sàng đồng bộ cho việc chuyển đổi số. Bên cạnh đó là những khó khăn về thiết bị, đường truyền và nền tảng dữ liệu số đạt chuẩn chưa đảm bảo. Ông Hiếu cũng cho rằng để đảm bảo những điều này cần có thời gian và sự chung tay của cộng đồng, cùng hệ thống văn bản, chính sách từ Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chính phủ để việc thực hiện chuyển đổi số thuận lợi hơn.

“Tất cả các tiêu chí đều đang được đầu tư xây dựng tuy nhiên một số tiêu chí như sự sẵn sàng của giáo viên, cơ hội tiếp cận của học sinh ngoại thành và năng lực tiếp cận còn khoảng cách khá lớn. Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các khuyến cáo để thay đổi theo hướng tốt hơn phục vụ cho việc chuyển đổi số”, ông Hiếu nói./.