Thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế

Để thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế,ựchiệncamkếtcủaChínhphủViệtNamvớicộngđồngquốctế Chương trình 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh đang được triển khai tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

Nếu ngành nông nghiệp được xác định "là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế" thì sản xuất lúa gạo được xem là ngành sản xuất trọng điểm không chỉ giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong việc đảm bảo hệ thống lương thực, thực phẩm quốc tế.

Việt Nam nằm trong nhóm các nước sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới và là một trong số các nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Vị thế của ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đang ngày càng được củng cố và nâng cao hơn, không chỉ là những con số ấn tượng về sản lượng và giá trị xuất khẩu trong những năm gần đây mà còn thể hiện ở những phản hồi tích cực của người tiêu dùng thế giới. Gạo của Việt Nam cũng liên tiếp được vinh danh trên trường quốc tế.

Đồng bằng Sông Cửu Long với diện tích tự nhiên 4.092 nghìn ha, trong đó 2.575 nghìn ha đất dùng cho sản xuất nông nghiệp, là một trong các vùng sản xuất lúa gạo chính của Việt Nam. Sản lượng lúa sản xuất tại vùng những năm gần đây luôn ổn định ở mức 24 -25 triệu tấn chiếm trên 50% sản lượng lúa sản xuất và sản lượng gạo xuất khẩu chiếm trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng.

Thời gian gần đây, yêu cầu của thị trường ngày càng cao, quy định của các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt, đòi hỏi chất lượng gạo phải được nâng cao, phải đảm bảo an toàn thực phẩm, trong đó có việc giảm thiểu sử dụng đầu vào sản xuất có nguồn gốc hóa học, sản xuất giảm phát thải. Bên cạnh đó, tại COP26, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký cam kết phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025.

Trước bối cảnh trên, Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

Đề án gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

W-canhdong.png
Một góc vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ trên cao

Trước khi thực hiện trên diện rộng, Bộ NN&PTNT đã thực hiện cánh đồng thí điểm ở năm địa phương, gồm: TP Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp. Trong đó, Cần Thơ là địa phương thực hiện đầu tiên trong vụ hè thu với diện tích 50ha tại Hợp tác xã Tiến Thuận (xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh).

Theo đánh giá ban đầu, mô hình canh tác lúa thuộc Đề án trong vụ Hè Thu năm 2024 tại Cần Thơ đã mang lại những kết quả tích cực như tổng chi phí đầu vào giảm 10-15%, trong đó lượng giống sử dụng giảm 2 - 2,5 lần, giảm 30% lượng phân bón, giảm 30 - 40% lượng nước tưới. Năng suất lúa của mô hình thí điểm đạt 6,13 - 6,51 tấn/ha so với mức 5,89 tấn/ha của mô hình đối chứng. Lợi nhuận mô hình thí điểm đạt 21 - 25,8 triệu đồng/ha, cao hơn 1,3 - 6,2 triệu đồng/ha so với mô hình đối chứng. Mô hình thí điểm đã giúp giảm 2 tấn CO2/ha so với mô hình đối chứng lấy rơm rạ khỏi đồng ruộng và giảm 12 tấn CO2/ha so với mô hình đối chứng ngập liên tục áp dụng phương thức vùi rơm rạ sau khi thu hoạch. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm lúa gạo được sản xuất tại các mô hình thí điểm.

Trải qua gần 1 năm triển khai, hôm 26/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gặp mặt Đoàn đại biểu Quốc hội của 12 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long tham gia Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

Báo cáo tiến độ thực hiện đề án cho biết, Đề án đã được triển khai thí điểm 3 vụ sản xuất lúa liên tiếp tại Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp. 

Mô hình rộng 50 ha thực hiện ở Hợp tác xã Tiến Thuận, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ cho thấy, nông dân giảm sử dụng lượng lúa giống từ 140 kg xuống còn 60 kg/ha, giảm lần bón phân từ 3-4 lần còn 2 lần mỗi vụ, giảm tối thiểu 20% lượng phân bón vô cơ, cây lúa ít bị ngã, giảm dịch bệnh và tổn thất sau thu hoạch... 

Ngoài ra, lúa sau khi thu hoạch được bao tiêu với giá cao hơn 200-300 đồng/kg so với canh tác bình thường. Việc giảm lượng lúa giống còn 60 kg/ha giúp tiết kiệm chi phí về giống 1,2 triệu đồng, phân bón giảm 0,7 triệu đồng; năng suất đạt từ 6,3-6,5 tấn mỗi ha so với 5,8-6,1 tấn mỗi ha ở cách làm truyền thống... 

Việt Nam hùng cườngMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đàMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đà Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số”Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số” ‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’ Nghịch lí của doanh nghiệpNghịch lí của doanh nghiệp Kỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượngKỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượng

版权声明:本文内容由互联网用户自发贡献,该文观点仅代表作者本人。本站仅提供信息存储空间服务,不拥有所有权,不承担相关法律责任。如发现本站有涉嫌抄袭侵权/违法违规的内容, 请发送邮件至 [email protected] 举报,一经查实,本站将立刻删除。

(44394)
打赏 微信扫一扫 微信扫一扫 支付宝扫一扫 支付宝扫一扫
上一篇2024-10-17 03:44
下一篇 2024-10-17 06:23

相关推荐

发表回复

您的电子邮箱地址不会被公开。必填项已用*标注