死不瞑目网

Nghiên cứu kỹ, toàn diện việc hình thành chính sách thị trường tín chỉ carbon

Theêncứukỹtoàndiệnviệchìnhthànhchínhsáchthịtrườngtínchỉo báo cáo thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn và định hướng phát triển của quốc gia, cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với quốc tế và xu hướng phát triển thị trường tín chỉ carbon toàn cầu. Theo Đề án, hàng hóa trên thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam gồm 2 loại: Hạn ngạch phát thải khí nhà kính; tín chỉ carbon do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận được giao dịch trên sàn giao dịch của thị trường trong nước...

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành, chuyên gia đã tập trung làm rõ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến tình trạng thiếu đồng bộ trong hệ thống cơ chế chính sách quản lý tín chỉ carbon nông nghiệp, lâm nghiệp; phần lớn vùng sản xuất nông nghiệp và diện tích rừng chưa được phát triển tín chỉ carbon; thiếu sàn giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; hạn chế trong đo đạc, kiểm đếm, thẩm định, chứng nhận; xác định hàm lượng carbon trong hàng hóa…Một số ý kiến cho rằng, Đề án cần xác định rõ hơn mô hình thị thường với lộ trình triển khai, nhất là xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan; đánh giá tác động toàn diện với các ngành sản xuất cũng như hiệp định, cam kết quốc tế…

Nhấn mạnh các cam kết về cắt giảm phát thải khí nhà kính, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ việc thành lập thị trường tín chỉ carbon là cơ hội để Việt Nam chuyển sang mô hình phát triển phù hợp trong tương lai. Do đó, Đề án cần cập nhật những chính sách, thỏa thuận toàn cầu cũng như các chiến lược, quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được ban hành với định hướng ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng công bằng, giảm phát thải khí nhà kính… Nhấn mạnh vai trò dẫn dắt, kiến tạo của Nhà nước, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, kỹ lưỡng việc hình thành các chính sách liên quan đến thị trường tín chỉ carbon ở các quốc gia khác, từ đó đề xuất cách tiếp cận, quan điểm, mục tiêu, lộ trình thực hiện đề án.

"Bộ tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ đưa vào cách thức quản lý khi thị trường buôn bán được, cái gì là tài sản quốc gia được phân bổ quản lý thế nào, cái gì là tư nhân. Bộ Tài nguyên phải đưa ra hình thức đăng ký quản lý như thế nào để bảo vệ lợi ích quốc gia, cái gì thực sự đầu tư, thỏa thuận được, kể cả tư nhân, người nước ngoài làm thì cũng quy định họ có quyền thế nào", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết.

  • 上一篇:Nỗi lo sạt trượt ở các công trình thủy điện ở Thừa Thiên Huế
  • 下一篇: