Tổ chức Lễ hội “Khóm Cầu Đúc

TheổchứcLễhộiKhómCầuĐúo kế hoạch, Lễ hội sẽ ra một số hoạt động như: Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, trình diễn máy móc, thiết bị, công nghệ, quy trình sản xuất, chế biến, xuất khẩu hiện đại phục vụ phát triển chuỗi giá trị ngành hàng khóm Cầu Đúc. Dự kiến có khoảng 250 gian hàng giới thiệu, trưng bày triển lãm các sản phẩm từ khóm; ẩm thực các món ngon từ khóm; xây dựng các mô hình trồng khóm Cầu Đúc; trưng bày triển lãm sản phẩm OCOP…

Lễ hội là dịp tôn vinh người trồng khóm, đồng thời đây còn là cơ hội kết nối tiêu thụ sản phẩm và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng khóm, giới thiệu thương hiệu khóm Cầu Ðúc của Hậu Giang đến với người tiêu dùng, doanh nghiệp, người dân trong và ngoài nước. Từ đó khẳng định tiềm năng phát triển của khóm Cầu Ðúc - Hậu Giang gắn với thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp theo chiều sâu và bền vững.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên đề nghị Công ty tổ chức sự kiện tiếp tục phối hợp với các sở, ngành tỉnh và UBND thành phố Vị Thanh rà soát lại các hoạt động diễn ra tại Lễ hội, tránh trùng lắp. Trong đó, hoạt động triển lãm, trưng bày sản phẩm liên quan đến cây khóm cần bố trí, sắp xếp sao để tạo ấn tượng ngay từ bên ngoài, đồng thời tính toán số lượng sản phẩm trưng bày hợp lý, mang tính khả thi, tránh dàn trải. Về thời gian, trước mắt thống nhất Lễ hội diễn ra từ ngày 5- 7/7 tới. 

Khóm Cầu Đúc đã có mặt ở mảnh đất Hậu Giang gần 100 năm qua. Khóm Cầu Đúc của Hậu Giang nổi danh khắp nơi với vị ngọt đặc trưng và mọng nước, thơm, được trồng nhiều nhất tại xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, bên bờ sông Cái Lớn. Hiện Hậu Giang có hơn 3.100 ha khóm Cầu Đúc, trong đó, diện tích khóm cho trái chiếm gần 2.700ha, sản lượng cả năm ước đạt gần 43.200 tấn.