Những đóa hoa xanh giữa đại ngàn Việt Bắc

Phát triển kinh tế nông,ữngđóahoaxanhgiữađạingànViệtBắ lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân (Tiểu dự án 1)thuộc Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Gần 3 năm đảm nhận cương vị Trạm trưởng Kiểm lâm Chu Hương, trực thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Ba Bể, Bắc Kạn, chị Ma Thị Thương, ngoài những khi xử lý công việc tại trụ sở hay tham gia các chuyến tuần rừng, chị lại rong ruổi xe máy đến các bản làng để nắm tình hình, gặp gỡ, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng.

Như một công việc quen thuộc khi mùa khô đến gần, chị Thương lại tranh thủ thời gian đến từng khu vực người dân chuẩn bị đốt dọn cỏ khô, thực bì để nhắc nhở kết hợp hướng dẫn cách phòng cháy.... 

Gần 3 năm đảm nhận cương vị Trạm trưởng Kiểm lâm Chu Hương, trực thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Ba Bể, Bắc Kạn, chị Ma Thị Thương đã quen với hầu hết các bản làng của 4 xã do trạm quản lý. Ngay khi được điều động từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh về Hạt, chị được lãnh đạo tin tưởng giao nhiệm vụ "chốt giữ" tại trạm kiểm lâm cửa ngõ ra vào huyện.

Đây là địa bàn rộng, diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ lên đến hơn 12 nghìn ha, trong đó có những khu vực thuộc đại ngàn Phia Boóc, dãy núi cao nhất tỉnh Bắc Kạn với địa hình hiểm trở, nhiều vị trí rừng già cách trạm hàng chục cây số đường rừng. Trạm chỉ có 3 cán bộ, nên dù là Trạm trưởng, chị Thương vẫn phụ trách theo dõi quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của một số địa bàn.

Ngoài những khi xử lý công việc tại trụ sở hay tham gia các chuyến tuần rừng, chị lại rong ruổi xe máy đến các bản làng để nắm tình hình, gặp gỡ, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng. Chị Thương cho biết: Do lợi ích kinh tế từ trồng rừng mang lại nên vẫn có tình trạng người dân biết vi phạm nhưng vẫn cố tình phát phá rừng tự nhiên để lấy đất trồng rừng.

“Trước đây mình đã tuyên truyền rồi nhưng người dân chưa chấp hành thì nay mình phải thay đổi cách thức cũng như nội dung tuyên truyền thôi. Làm sao để họ hiểu và không vi phạm nữa. Cách thức tiếp cận đó là tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, gặp 1 người cũng vận động mà một nhóm người cũng sẽ làm như vậy. Cách nữa là chúng tôi sẽ tổ chức các cuộc họp thôn ban đêm để tiếp cận người dân được nhiều hơn”…", chị Thương nói.

 Còn với trạm Kiểm lâm Quảng Khê, một trong những trạm xa xôi, khó khăn nhất của huyện Ba Bể với diện tích quản lý hơn 25 nghìn ha. Đây là khu vực có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh Bắc Kạn với chủ yếu là rừng đặc dụng, phòng hộ và bao quanh toàn bộ Vườn Quốc gia Ba Bể.

Nhiều năm trước, nơi đây là điểm nóng về nạn phá rừng và khai thác gỗ quý hiếm trái phép do cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn, bao đời nay vẫn phụ thuộc vào rừng để sinh sống... Tất cả đều là những áp lực không nhỏ cho 3 cán bộ kiểm lâm trạm dưới sự điều hành của Trạm trưởng Đàm Thị Thu.

Đảm nhận cương vị Trạm trưởng từ năm 2020, chị Thu cùng đồng đội hàng tuần thay phiên dành thời gian để thăm nắm địa bàn, tổ chức các chuyến tuần rừng với sự tham gia của người dân.

Những lần đi bộ, trèo đèo lội suối cả ngày cũng không làm khó được bước chân nữ kiểm lâm có vóc người nhỏ bé này, nhờ đó chỉ sau thời gian ngắn về Quảng Khê, chị Thu đã cơ bản thuộc từng lô, khoảnh, từng vị trí có nguy cơ trở thành "điểm nóng" cũng như nắm rõ hoàn cảnh từng hộ gia đình trong khu vực quản lý.

Với người dân 5 xã, chị là người cán bộ nhiệt tình, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ bà con, nhất là tư vấn, hướng dẫn về trồng, chăm sóc rừng. Nhưng với công việc, chị cũng là người cương nghị, quyết liệt ngăn chặn xử lý đối với các hành vi vi phạm. Chỉ trong 3 năm qua, khoảng một trăm vụ vi phạm như săn bắn động vật, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép đã bị trạm phát hiện và kiên quyết xử lý.

“Nam giới đi rừng như thế nào thì nữ cũng đi thế thôi (cười) tùy địa bàn và sự sắp xếp công việc của mình, nhiệm vụ phân công mà, nam hay nữ đều phải cố gắng hoàn thành. Nữ có điểm mạnh nhất định, có thể không mạnh mẽ như nam giới nhưng trong công tác tuyên truyền, vận động có khi chị em lại có điểm mạnh hơn cánh mày râu. Tuy nhiên, khi cần bắt giữ đối tượng hay trấn áp các hành vi vi phạm sẽ không được thuận lợi như nam giới. Rất may có lực lượng Công an chính quy về xã nên khi chúng tôi cần, anh em sẵn sàng phối hợp hỗ trợ”, chị Đàm Thị Thu chia sẻ.

 Ngành Kiểm lâm vốn gian nan, vất vả ngay với cả nam giới bởi đặc thù công việc thường xuyên phải tuần rừng, trèo đèo, lội suối... thậm chí đối mặt với các đối tượng vi phạm liều lĩnh, manh động. Đây là một nghề gần như không thể xác định giờ hành chính, bất kể ngày, đêm đều phải sẵn sàng ứng trực, xử lý tình huống xảy ra.

Chị Hứa Thị Thược, người đã có 8 năm là Kiểm lâm viên địa bàn trước khi được bổ nhiệm Trạm trưởng Kiểm lâm Hà Hiệu, Hạt Kiểm lâm Ba Bể cho rằng: chính sự ủng hộ của gia đình và tình yêu với nghề là động lực để các chị vượt qua thử thách. Bởi hầu hết các chị đều có con nhỏ, gia đình ở xa, nếu không phải trực ngày cuối tuần mới có thể tranh thủ về thăm nhà.

“Với Kiểm lâm thì nữ giới sẽ có nhiều thiệt thòi hơn các đồng nghiệp nam, vì chị em còn phải thiên chức làm vợ, làm mẹ, nuôi dạy con cái nên công việc sẽ khó khăn hơn. Ví dụ thời gian dành cho kiểm tra, tuần tra rừng thì ban ngày không nói, nhưng ban đêm sẽ vất vả hơn. Vậy nhưng đã là kiểm lâm thì ai cũng yêu nghề, yêu màu xanh của rừng nên ai cũng cố gắng, chị em đều cố gắng sắp xếp hài hòa. Tôi may mắn có chồng rất ủng hộ, cả hai vợ chồng đều công tác xa nhà nên hiểu hơn, bên cạnh đó được ông bà 2 bên hỗ trợ nhiều", chị Thược cho biết.

Hạt Kiểm lâm Ba Bể có 3 trạm, quản lý địa bàn 15 xã thị trấn, thì cả 3 trạm đều do 3 nữ làm trạm trưởng. Ngoài ra, còn một số nữ cán bộ làm nhiệm vụ kiểm lâm viên, kế toán. Ông Trương Quốc Tuân, Hạt trưởng Kiểm lâm Ba Bể cho hay: Hiện Hạt chỉ có 16 cán bộ, quản lý địa bàn vốn nhiều năm trước luôn là điểm nóng về khai thác rừng do đời sống người dân còn khó khăn.

Đây cũng là khu vực rừng còn nhiều tài nguyên phong phú, địa hình phức tạp lại giáp ranh các tỉnh khác như Tuyên Quang, Cao Bằng nên luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát phá rừng trái phép. Dù vậy, dưới sự quán xuyến và tận tâm của các nữ Trạm trưởng, nhiều năm qua, Ba Bể không để xảy ra các điểm nóng về phá rừng:

“Công tác quản lý, bảo vệ rừng giai đoạn 2020 về đây của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, các vụ vi phạm được phát hiện kịp thời, công tác trồng rừng luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó có đóng góp không nhỏ của các nữ trạm trưởng cũng như chị em cán bộ trong đơn vị. Chị em cũng có những ưu thế, đó là tính kiên nhẫn, mềm dẻo, nhất là khi gặp những trường hợp người dân nóng tính chẳng hạn, chị em giải quyết sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn. Đây cũng là động lực cho anh em trong đơn vị, chị em phụ nữ làm được, không lý gì anh em nam giới lại không thể, đó là động lực để anh em cố gắng hơn”, ông Tuấn nói.

Dù khó khăn, vất vả nhưng với tình yêu rừng, trách nhiệm với công việc được giao, các chị vẫn âm thầm đóng góp công sức của mình cho màu xanh của những cánh rừng, như những đóa hoa điểm tô cho vẻ đẹp của đại ngàn Việt Bắc.