Xây dựng nông thôn mới nâng cao tạo nên những miền quê đáng sống

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ,âydựngnôngthônmớinângcaotạonênnhữngmiềnquêđángsố tỉnh Bắc Giang đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nông thôn mới toàn diện, bền vững và hướng tới sự phát triển hiện đại, văn minh.

Tại xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, xây dựng nông thôn mới nâng cao đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của vùng quê này. Đó là những con đường rộng dài với hàng cây xanh tốt, những ngôi nhà mới khang trang, các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế được đầu tư nâng cấp...

Để về đích nông thôn mới nâng cao, riêng năm 2023, xã Xương Lâm có 7 nhà văn hóa thôn được xây dựng mới với kinh phí bình quân mỗi công trình từ 1 - 1,5 tỷ đồng. Toàn xã làm được gần 5 km đường giao thông có mặt đường rộng từ 7,5 m trở lên, cứng hóa 3 tuyến đường nội đồng tổng chiều dài 1,3 km, mặt đường rộng 4 m trở lên. Xã còn làm mới 4 km đường điện chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời...

Tổng nguồn vốn thực hiện hơn 60 tỷ đồng. Trong đó, người dân đóng góp 4,5 tỷ đồng, hiến hơn 10 nghìn m2 đất để mở rộng các tuyến đường, công trình và tham gia hàng nghìn ngày công.

Xương Lâm
Mô hình xử lý rác thải hộ gia đình ở xã Xương Lâm.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ tịch UBND xã Xương Lâm chia sẻ, có sự đổi thay hôm nay là quá trình nỗ lực bền bỉ suốt nhiều năm của chính quyền và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. 

Theo đó, sau khi đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017, xã Xương Lâm đã tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí nhằm góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống và sản xuất của người dân theo hướng bền vững. Điểm nhấn là xã đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng trường, lớp học; mở rộng hệ thống đường giao thông, đèn chiếu sáng, nâng cao cơ sở vật chất văn hóa và chỉnh trang cảnh quan môi trường.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tại các xã được công nhận nông thôn mới nâng cao khác như xã Thái Đào, Đào Mỹ, huyện Lạng Giang; xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng; xã Lam Cốt, Ngọc Vân, Ngọc Lý, huyện Tân Yên; xã Mỹ An, huyện Lục Ngạn… cũng có nhiều đổi mới, dần hình thành những miền quê đáng sống. 

Cụ thể, kết cấu hạ tầng nông thôn, hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa được quan tâm đầu tư phát triển đồng bộ. Cảnh quan, môi trường nông thôn được cải thiện, sản xuất nông nghiệp chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng hàng hóa tập trung… 

Những kết quả ấy đã tạo nền tảng vững chắc để Bắc Giang tiếp tục gặt hái nhiều thành quả trên chặng đường tiếp theo, xứng đáng là một trong những tỉnh dẫn đầu khu vực miền núi phía Bắc về xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới là chương trình phát triển toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường đến an ninh trật tự. Đi lên từ xã nông thôn mới đến nông thôn mới nâng cao là bước phát triển thực sự về chất. Đến nay, tỉnh Bắc Giang có 59 xã nông thôn mới nâng cao, chiếm 32,4% tổng số xã. 

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Bắc Giang, năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Để hỗ trợ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, cùng với nguồn kinh phí của ngân sách tỉnh, các huyện, thị xã đã có chính sách hỗ trợ từ 500 triệu đồng đến 3 tỷ đồng/xã và hỗ trợ các thôn thực hiện nông thôn mới kiểu mẫu từ 50 đến 200 triệu đồng/thôn.

Thời gian tới, đối với xã phấn đấu nông thôn mới nâng cao năm 2024, cần rà soát thực trạng theo yêu cầu Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng kế hoạch chi tiết về lộ trình, giải pháp triển khai và phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị phụ trách chủ động thực hiện. Đối với những xã đã về đích nông thôn mới nâng cao tiếp tục củng cố, duy trì và phấn đấu trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Cùng đó, các địa phương phát huy vai trò của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao. Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh gắn với tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. 

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao cần được triển khai sâu rộng để người dân nhận thức rõ hơn về mục đích, ý nghĩa và vai trò chủ thể của mình, từ đó tự nguyện đóng góp kinh phí, ngày công, hiến đất xây dựng các công trình. 

Quá trình thực hiện cần có cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện của địa phương thông qua lựa chọn nội dung trọng tâm, nhiệm vụ ưu tiên để tập trung nguồn lực.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Bắc Giang đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nông thôn mới toàn diện, bền vững và hướng tới sự phát triển hiện đại, văn minh.

Việt Nam hùng cườngMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đàMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đà Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số”Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số” ‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’ Nghịch lí của doanh nghiệpNghịch lí của doanh nghiệp Kỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượngKỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượng