Xử lý vi phạm nồng độ cồn gây ảnh hưởng chi tiêu ăn uống?

 

Theửlýviphạmnồngđộcồngâyảnhhưởngchitiêuănuốo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, trong tháng 1, ngành du lịch thành phố ghi nhận sự phục hồi của các chỉ số. Trong đó, số lượng khách quốc tế, khách nội địa, doanh thu toàn ngành đều tăng. Khách lưu trú kéo dài hơn, chi tiêu cao hơn so với thời gian trước, doanh thu của ngành đạt gần 13.000 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ và bằng 20% doanh thu của cả nước.

Qua khảo sát cơ sở lưu trú, doanh nghiệp, nhất là khách sạn cho thấy, do thời điểm cao điểm Tết doanh thu vẫn tăng, tuy nhiên, khả năng quý 1 và thời điểm sau có thể sẽ không tăng cao như tháng 1.

Lí do là bởi, hiện phân khúc đặt hàng hội nghị, tổng kết vẫn là khách hàng cũ và nhóm này có chiều hướng giảm so với mọi năm do ảnh hưởng của kinh tế. Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa cho rằng, xử lý vi phạm nồng độ cồn cũng làm ảnh hưởng đến phân khúc chi tiêu ăn uống:

 “Một phần là việc thực hiện xử lý vi phạm về nồng độ cồn cũng phần nào ảnh hưởng tới phân khúc chi tiêu F&B ăn uống tại các cơ sở ăn uống, các dịch vụ nhà hàng, khách sạn. Đây là tổng hợp về khảo sát tình hình của khối dịch vụ ăn uống, lưu trú liên quan tới kinh doanh du lịch”, bà Hoa nói.

Với nhận định đó, ngành du lịch cũng đã có giải pháp linh hoạt hơn, phù hợp với tình hình để làm sao tiếp tục kích cầu chi tiêu và kích cầu du lịch để ngăn ngừa chiều hướng có thể đi ngang, đi xuống trong thời gian tới.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa cho biết thêm, qua điều tra chi tiêu của du khách, độ dài thời gian lưu trú, các số liệu đã tăng so với thời điểm trước dịch Covid-19 là năm 2019. Trong đó, khách quốc tế lưu trú tại TP.HCM bình quân 4,8 ngày (năm 2019 là 4,3 ngày).

Trong tổng số du khách đến TP.HCM, có 55% là khách tới lần đầu, 25% du khách sẽ quay lại lần 2 và khoảng 19% du khách sẽ quay lại thành phố lần thứ ba.

Về mức độ chi tiêu, khách quốc tế tại TP.HCM chi khoảng 4,7 triệu đồng/ngày (năm 2019 là 3,89 triệu đồng); khách nội địa chi khoảng 2,08 triệu đồng/ngày (năm 2019 là khoảng 1,7 triệu đồng).