NTM A Lưới: Trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị, nâng cao tiêu chí thu nhập

Huyện A Lưới xác định,ướiTrồngcâydượcliệutheochuỗigiátrịnângcaotiêuchíthunhậ thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng, giữ vai trò “đòn bẩy”, tạo động lực thực hiện hoàn thành cũng như nâng cao các chỉ tiêu, tiêu chí còn lại

A Lưới (Thừa Thiên- Huế) là một trong 74 huyện nghèo của cả nước giai đoạn 2021-2025. Với hơn 75% dân số là người đồng bào DTTS. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025, A Lưới đã từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp, đời sống người dân được cải thiện tích cực.

Theo UBND huyện A Lưới, tổng số xã thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện là 17 xã, trong đó 12 xã đặc biệt khó khăn. Toàn huyện đạt 253 tiêu chí (tăng 17 tiêu chí so với cuối năm 2022) bình quân 14,88 tiêu chí/xã theo bộ tiêu chí mới. 

Huyện xác định, thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng, giữ vai trò “đòn bẩy”, tạo động lực thực hiện hoàn thành cũng như nâng cao các chỉ tiêu, tiêu chí còn lại và là mục tiêu sau cùng hướng tới trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Chính vì vậy, thời gian qua A lưới đã và đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân.

Dựa vào tiềm năng sẵn có: quỹ đất, khí hậu đối với việc phát triển cây dược liệu quý A lưới đang không ngừng nỗ lực cải thiện tiêu chí thu nhập trong hành trình xây dựng NTM.

Đặc biệt, đề án “Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh đến năm 2030” đã mở hướng cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở A lưới có thêm cơ hội giảm nghèo nhờ phát huy lợi thế này trồng các loại cây dược liệu quý hiếm như sâm bố chính, cà gai leo, gừng gió, thiên niên kiện…

W-trongduoclieu.png
Vùng dược liệu trên núi cao huyện A Lưới

Bà con đã tận dụng các vùng đất hoang hóa, đất rú cát, mạnh dạn đầu tư phát triển cây dược liệu, bước đầu có những kết quả khả quan, cung cấp nguyên liệu cho thị trường, phát triển kinh tế. Tại nhiều xã, ngoài sâm bố chính, người dân còn trồng thêm cây cà gai leo - loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh gân xương, chữa phong thấp, giải rượu, chữa bệnh lý về gan. Toàn xã có gần 10 hecta loại cây dược liệu này với khoảng 25 hộ tham gia.

Hoặc cây gừng gió và thiên niên kiện cũng là cây trồng tiềm năng ở địa phương khi phát triển và sinh trưởng tốt sau 3 năm trồng. Năm 2020, dưới tán rừng thuộc diện tích rừng cộng đồng quản lý, 64 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã A Roàng chung tay trồng khoảng 2ha thiên niên kiện và gừng gió. Sau gần 3 năm trồng, cây thiên niên kiện và gừng gió phát triển tốt. Với phương châm khai thác một phần, phần còn lại để cây tái sinh nên cây cho thu hoạch hàng năm đều, gần với quy luật tự nhiên.

Được biết, UBND huyện vừa phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng NTM 17/17 xã giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; bổ sung quy hoạch 305ha thực hiện Dự án cây Dược liệu quý hiếm trên địa bàn huyện A Lưới tại 3 xã Quảng Nhâm, Hồng Bắc và A Roàng. Huyện cũng đã xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng tại các địa phương.

Năm 2024, bắt tay xây dựng xã NTM nâng cao, A Lưới tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, tập trung phát triển sản phẩm OCOP của địa phương, đặc biệt là nhóm cây dược liệu. 

Việt Nam hùng cườngMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đàMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đà Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số”Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số” ‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’ Nghịch lí của doanh nghiệpNghịch lí của doanh nghiệp Kỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượngKỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượng