Quyết tâm sớm đưa Co Mạ trở thành trung tâm phát triển về KT, VH, XH

Xác định hành trình xây dựng NTM có điểm khởi đầu,ếttâmsớmđưaCoMạtrởthànhtrungtâmpháttriểnvề không có điểm kết thúc, quyết tâm sớm đưa Co Mạ trở thành trung tâm phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của 6 xã vùng cao trên địa bàn huyện Thuận Châu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đã đề ra.

Trong triển khai xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia, yếu tố quan trọng trong triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) được tỉnh Sơn La quan tâm thúc đẩy. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới đến nay diện mạo ở các xã vùng cao đã được đổi thay rất nhiều, đường giao thồng đã được đầu tư xây dựng tạo thuận cho nhân dân giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa. Đồng thời đâu tư các điểm nhà văn hóa xã, các điểm trường để bà con có nơi vui chơi, sinh hoạt; con em các dân tộc trong xã được đến trường đầy đủ.

Co Mạ là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Châu. Xã có 19 bản, với trên 1.400 hộ, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Nhiều năm trước đây, do tập quán sản xuất cũ, năng suất các loại cây trồng, vật nuôi không cao, tỷ lệ hộ nghèo trên 80%.

Khó khăn lớn nhất đối với xã Co Mạ trong triển khai xây dựng NTM đó là thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã thấp; tỷ lệ hộ nghèo nằm trong nhóm các xã cao với trên 49,5%, dẫn đến việc huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân khó…

W-truongmamnon.png

Không nóng vội, làm từng bước, dễ làm trước, khó làm sau. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của xã đã đẩy mạnh tuyên, vận động nhân dân tích cực vào cuộc; trong đó đã tập trung triển khai các tiêu chí về tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập;…

Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng kiên cố phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Cùng với đó, bà con được hướng dẫn chuyển đổi cây trồng ngắn ngày năng suất thấp sang trồng cây ăn quả; được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất; đưa cơ giới hóa vào sản xuất. 

Trải qua một thời gian dài giúp bà con thay đổi tư duy phát triển kinh tế, Co Mạ hiện nay có trên 54ha diện tích trồng cây xoài, nhãn, tập trung ở các bản Nong Vai, Cát và bản Mỡ. Năm 2020, bản Pha Luông được chọn trồng thí điểm 6ha cây sa nhân trên diện tích đất nương. Cuối năm 2022 cây sa nhân cho thu hoạch quả, tuy sản lượng chưa cao, nhưng với giá bán 11.000 đến 12.000 đồng/kg, hy vọng vụ năm nay cây sa nhân sẽ bội thu. Cùng với cây sa nhân, bà con còn trồng thêm 16ha cây dong riềng, sản lượng đạt 160 tấn củ tươi/năm, giá bán 25.000 đồng/kg, giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với trồng cây lúa nương và cây ngô.

Cuộc sống của người dân bản Co Mạ đang ngày càng khởi sắc, những con đường bê tông nội bản, liên bản trải dài; những nương đồi phủ kín màu xanh của cây ăn quả, chè, cà phê, bên những bản làng trù phú. Trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư; đặc biệt, đời sống văn hóa tinh thần của người dân luôn tràn đầy niềm vui mới.

Xã còn phối hợp với Sở Giao thông vận tải hỗ trợ xóa nhà tạm cho 10 hộ nghèo, hộ cận nghèo. Hiện nay, Co Mạ đang rà soát để đề xuất với UBND huyện đầu tư công trình nước sinh hoạt, nhà văn hóa, cầu qua suối... 

Xác định hành trình xây dựng NTM có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, Co Mạ còn nhiều việc phải làm để các vùng quê thực sự trở thành nơi đáng sống. Với những thành quả đã đạt được, xã Co Mạ đã từng bước vượt qua những bước đi khó khăn nhất, tạo đà vững chắc trong hành trình xây dựng nông thôn mới, với quyết tâm sớm đưa Co Mạ trở thành trung tâm phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của 6 xã vùng cao trên địa bàn huyện Thuận Châu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đã đề ra.

Việt Nam hùng cườngMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đàMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đà Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số”Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số” ‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’ Nghịch lí của doanh nghiệpNghịch lí của doanh nghiệp Kỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượngKỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượng