Giảm nghèo, nâng cao thu nhập góp phần xây dựng nông thôn mới

Hết năm 2023,ảmnghèonângcaothunhậpgópphầnxâydựngnôngthônmớ tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của tỉnh Hưng Yên giảm mạnh, đưa tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh còn 1,05%. Kết quả này góp phần không nhỏ trong xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên.

Tính đến thời điểm này, Văn Giang là địa phương đầu tiên của tỉnh Hưng Yên không còn hộ nghèo. Tỷ lệ nghèo đa chiều là một trong 19 tiêu chí của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025, đã đề ra. Cùng với giảm nghèo đa chiều, thời gian qua huyện đã nỗ lực hoàn thiện một số tiêu chí khác chưa đạt để phấn đấu trong quý 3/2024, huyện được công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Và tin vui là ngày 15/8, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 838/QĐ-TTg, công nhận huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Để có kết quả trên, thời gian qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Văn Giang đã ban hành Nghị quyết về giảm nghèo nhanh, bền vững. Trong đó, tập trung rà soát, làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của từng hộ, từ đó có giải pháp hỗ trợ giảm nghèo phù hợp và hiệu quả; vận động các chi họ, dòng họ nâng đỡ, cưu mang người nghèo trong dòng tộc; phân công các chi bộ, đoàn thể cử đảng viên, cán bộ, hội viên ưu tú, sản xuất, kinh doanh giỏi giúp cho từng hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. 

Bên cạnh đó, huyện tiếp tục thực hiện các giải pháp phù hợp và cơ chế đặc thù để hỗ trợ sinh kế và nâng cao thu nhập của người nghèo. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, huy động tối đa mọi nguồn lực nhằm triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo…

Kết quả, hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Văn Giang đạt hơn 93 triệu đồng/người/năm. Tính đến tháng 3/2024 qua khảo sát, đánh giá, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 0,38%. Và đến nay, Văn Giang chính thức không còn hộ nghèo.

Tại huyện Khoái Châu, xác định hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập là nhiệm vụ quan trọng trong việc tham gia xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, các ngành, các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin để góp phần giảm nghèo hiệu quả.

W-vải hưng yên.jpg
Được tuyên truyền và hướng dẫn, nhiều hộ nghèo đã cải tạo vườn tạp chuyển sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập, ẩy lùi đói nghèo, góp phần xây dựng diện mạo miền quê nông thôn tươi đẹp.

Được cán bộ xã tuyên truyền và hỗ trợ, chị Lê Thị Thư (là hộ nghèo ở thôn Hồng Châu, xã Tân Châu) đã dành nhiều thời gian để xem truyền hình, đọc báo giới thiệu về các mô hình làm kinh tế giỏi của tỉnh, của huyện. Sau đó, chị Thư được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi để cải tạo vườn tạp trồng bưởi giúp phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, vườn trồng bưởi của chị đã cho thu hoạch giúp nâng cao thu nhập cho gia đình, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Không chỉ chị Thư, ở xã Tân Châu này, nhiều hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo hiện giờ đã có thu nhập ổn định nhờ chính quyền và các tổ chức đoàn thể tích cực tuyên truyền, hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin. Sau khi được vay vốn ưu đãi, nhiều hộ đã đầu tư kinh doanh nhỏ, lẻ; cải tạo vườn tạp, chăn nuôi, trồng trọt…. Cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, các ngành về chuyển giao khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm của bà con lối xóm giúp đỡ về sản xuất kinh doanh… cộng với ý chí quyết tâm “thoát nghèo”, nhiều gia đình phát huy được đồng vốn để sản xuất kinh doanh, từ đó vượt qua khó khăn, từng bước có cuộc sống ổn định.

Theo ông Đỗ Xuân Dũng, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Khoái Châu, thời gian qua, cùng với việc tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở, huyện đã thực hiện linh hoạt, hiệu quả các hình thức thông tin, tuyên truyền. 

Đặc biệt, huyện đã phát huy vai trò của hàng trăm “Tổ công nghệ số cộng đồng” ở các thôn, khu dân cư, tổ dân số… Các thành viên của tổ tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng dịch vụ hành chính công, tham gia thực hiện chuyển đổi số, tiếp cận các thông tin hữu ích trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội… Từ đó giúp người dân có thêm kiến thức về trồng trọt và chăn nuôi từ những mô hình hay để áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình, hướng tới giảm nghèo bền vững. 

Với sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng sự cần cù, chịu khó, người dân nơi đây đã “biến” hàng trăm héc ta đất canh tác kém hiệu quả thành vùng sản xuất tập trung với những giống cây, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện huyện đã hoàn thành quy hoạch sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất tập trung với các giống cây lúa, cây ăn quả, hoa, cây cảnh, cây dược liệu…; bình quân mỗi xã quy hoạch từ 2 đến 3 vùng sản xuất tập trung, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương thêm phần khởi sắc... 

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của huyện ước đạt 88,1 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở mức 0,87% theo chuẩn nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 23 thôn được công nhận đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; tỷ lệ làng văn hóa đạt 95,2%. 

Ngoài Văn Giang và Khoái Châu, hiện nay tỉnh Hưng Yên còn có 5 huyện đạt tỷ lệ nghèo đa chiều dưới 1% gồm: Văn Lâm, Yên Mỹ, Kim Động, Phù Cừ, thành phố Hưng Yên.

Tỉnh Hưng Yên cho biết, tính đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 0,86% tương ứng với 3.483 hộ (giảm 1,07% so với năm 2022), vượt mục tiêu kế hoạch năm 0,74%; hoàn thành trước 2 năm mục tiêu tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020- 2025 đã đề ra. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 1,34% tương ứng với 5.432 hộ. Trong đó, hộ nghèo không có khả năng lao động chiếm tỷ lệ 58,69%; hộ cận nghèo không có khả năng lao động chiếm tỷ lệ 48,8%, đưa tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh năm 2023 còn 1,05%.

Công tác giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy kinh tế trong toàn tỉnh thêm nhiều khởi sắc, đóng góp rất lớn cho công tác xây dựng nông thôn mới của tỉnh. 

Thời gian qua, tỉnh đã huy động được nguồn lực trong Nhân dân để đóng góp xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2022 đến nay, toàn tỉnh đã huy động được gần 20 nghìn tỷ đồng xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; trong đó Nhân dân đóng góp gần 3 nghìn tỷ đồng. 

Đến nay, toàn tỉnh có 139 xã đạt chuẩn nông thôn; 102 xã đạt chuẩn nông thôn mới mới nâng cao; 36 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 10 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 153 khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Năm 2024, để tiếp tục chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được hiệu quả cao, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống của người dân, từ đó tiếp tục đẩy mạnh phát huy vai trò của người dân chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Việt Nam hùng cườngMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đàMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đà Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số”Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số” ‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’ Nghịch lí của doanh nghiệpNghịch lí của doanh nghiệp Kỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượngKỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượng