Chuyển đổi số hiệu quả, hướng tới một Long An số

Long An phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu CĐS vào năm 2025 và định hướng đến năm 2030 theo Nghị quyết số 21-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Xây dựng chính quyền số,ểnđổisốhiệuquảhướngtớimộtLongAnsố phát triển kinh tế số, xã hội số là mục tiêu mà tỉnh Long An hướng đến nhằm tạo những giá trị mới trong quản lý, vận hành, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH. Chuyển đổi số (CĐS) đang được triển khai, thực hiện trên tất cả các ngành, lĩnh vực.

Thông tin từ Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Long An, hiện tỉnh đưa vào vận hành Trung tâm Điều hành thông minh (IOC), Kho cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh, Cổng dữ liệu mở của tỉnh, nền tảng “Long An IOC” phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo trên môi trường số. Bên cạnh đó, ứng dụng di động “Long An số”, Mini app “Long An số” trên nền tảng Zalo cũng được xây dựng triển khai rộng rãi đến với người dân. Đây là kênh tương tác hai chiều giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền số và phát triển xã hội số của tỉnh.

W-longan.png

Đến nay, toàn tỉnh có trên 95.400 người dùng quan tâm cài đặt, sử dụng app “Long An số”. Hệ thống 1022 giúp người dân có thể gửi các kiến nghị đến cơ quan nhà nước qua trang web 1022.longan.gov.vn và Tổng đài 1022. Đây là công cụ quan trọng giúp các cơ quan chính quyền kịp thời lắng nghe, giải quyết phản ánh của người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển trụ cột xã hội số.

Về kinh tế số, đến nay, toàn tỉnh có 66.426 tổ chức, cá nhân bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử (https://postmart.vn, https://voso.vn), với 8.385 sản phẩm được đăng ký bán trên sàn. Ngoài ra, có 51 gian hàng với 485 sản phẩm được trưng bày trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh (tradelongan.com)…

Theo quan sát, hạ tầng số trong cơ quan nhà nước tỉnh đã đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số trong giai đoạn hiện nay; 100% sở, ngành tỉnh, UBND các cấp triển khai đồng bộ, thông suốt mạng truyền số liệu chuyên dùng; 100% cán bộ, công chức các cấp được trang bị máy tính và các thiết bị liên quan phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS.

Trung tâm dữ liệu của tỉnh được đầu tư, nâng cấp phù hợp tiêu chuẩn trung tâm dữ liệu theo quy định, bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp. Đến nay, tỉnh triển khai 22 dịch vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin dùng chung nội bộ tỉnh, giữa tỉnh với các hệ thống thông tin của các bộ, ngành qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.

Tỉnh đã triển khai mỗi ấp, khu phố thành lập 1 Tổ công nghệ số cộng đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 996 tổ với 5.324 thành viên, kết hợp với lực lượng Đoàn viên thanh niên tổ chức các hoạt động ra quân hướng dẫn người dân sử dụng DVCTT và các nền tảng số thiết yếu. Phối hợp các ngành tham mưu ban hành nhiều văn bản, chính sách để khuyến khích và thu hút người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) như: giảm 50% lệ phí thực hiện DVCTT; chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, địa phương lấy tuần lễ đầu tiên hàng tháng làm cao điểm triển khai các hoạt động ra quân tuyên truyền, hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến. Thông qua những mô hình, hoạt động cụ thể, tỷ lệ hồ sơ TTHC nộp trực tuyến ngày càng tăng cao so qua các năm, vượt chỉ tiêu đề ra.

Các nền tảng số, hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh phát huy hiệu quả tốt, dần chuyển các hoạt động chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp của chính quyền lên môi trường số, dựa vào dữ liệu và công nghệ số giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm thời gian, chi phí rất lớn cho các cơ quan. Nổi bật là Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành; phần mềm Một cửa điện tử; tập trung giải quyết TTHC trên môi trường điện tử thông qua dịch vụ công trực tuyến. Ngoài ra, tỉnh còn triển khai các ứng dụng: "Long An IOC" phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo trên môi trường số; nền tảng “Long An Số” phục vụ người dân, doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển xã hội số; đưa vào hoạt động Tổng đài 1022 (qua đầu số 02721022); Cổng thông tin 1022 tại địa chỉ https://1022.longan.gov.vn, phục vụ tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân trên môi trường số.

Long An xác định, CĐS là cuộc cách mạng mang tính toàn dân, toàn diện; là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của cả hệ thống chính trị trong tỉnh; bảo đảm sự vào cuộc, lãnh đạo tập trung của các cấp ủy Đảng, điều hành quyết liệt của chính quyền, sự tham gia tích cực của các cơ quan chuyên môn, hành động đồng bộ ở các cấp, các ngành và sự tham gia của toàn dân. CĐS trên địa bàn tỉnh phải bảo đảm các yếu tố: Lấy người dân làm trung tâm; nhận thức đóng vai trò quyết định; chuyển đổi cơ chế, chính sách và công nghệ là động lực; phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá; tăng cường hợp tác trong và ngoài nước là giải pháp quan trọng; bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt.

Cửu Long

Việt Nam hùng cườngNghịch lí của doanh nghiệpNghịch lí của doanh nghiệp Kỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượngKỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượng Việt Nam còn dư địa rất lớn cho phát triểnViệt Nam còn dư địa rất lớn cho phát triển Việt Nam cần thích ứng với hoàn cảnh mớiViệt Nam cần thích ứng với hoàn cảnh mới Kỳ vọng hành động cho công cuộc Đổi mớiKỳ vọng hành động cho công cuộc Đổi mới