死不瞑目网

Chiêm Hóa đặt mục tiêu 100% xã dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới

Tăng cường nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng,êmHóađặtmụctiêuxãdântộcthiểusốđạtchuẩnnôngthônmớ phát triển kinh tế - xã hội, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đặt mục tiêu 100% xã dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới.

Thời gian qua, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung chỉ đạo, huy động nguồn vốn từ các chương trình của Trung ương và địa phương để đầu tư, hoàn thiện các công trình hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là các xã, thôn, bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn.

Giai đoạn 2019 – 2024, huyện đã đầu tư xây dựng bê tông hóa đường giao thông nông thôn trên 188km. Các công trình xây dựng đường điện và trạm biến áp cung cấp điện cho các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số được ưu tiên thực hiện.

Toàn huyện có 100% số xã, thôn được sử dụng điện lưới quốc gia, 100% xã được phủ sóng điện thoại di động… Huyện phấn đấu trong vài năm tới, 100% xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới.

img_20230712165354.jpg
Chiêm Hóa đặt mục tiêu 100% xã dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới. 

Giai đoạn 2024 - 2029, UBND huyện Chiêm Hoá đề ra các mục tiêu: Thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số bằng 90% bình quân chung cả huyện; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm xuống dưới 10%; tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện và có thu nhập ổn định đạt trên 60%, trong đó có ít nhất 55% là lao động nữ.

Trên 90% số lao động người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi được cung cấp thông tin thị trường lao động, việc làm. 100% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có đủ hạ tầng đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. Cơ bản không còn xã đặc biệt khó khăn. Duy trì tỷ lệ 100% người dân tộc thiểu số có thẻ bảo hiểm y tế…

Theo ông Nguyễn Thế Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, huyện Chiêm Hóa cần tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về công tác dân tộc trong tình hình mới; chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác dân tộc, chính sách dân tộc theo phân cấp quản lý. 

Đồng thời tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa, nhất là các sản phẩm gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để gia tăng giá trị và thu nhập cho người dân; tăng cường thu hút đầu tư, tăng tỷ lệ lấp đầy tại Cụm công nghiệp An Thịnh để tăng việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số.  

Cùng với đó, chủ động triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Tăng cường lồng ghép nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc triển khai phải bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, manh mún…

Việt Nam hùng cườngKỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượngKỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượng Việt Nam còn dư địa rất lớn cho phát triểnViệt Nam còn dư địa rất lớn cho phát triển Việt Nam cần thích ứng với hoàn cảnh mớiViệt Nam cần thích ứng với hoàn cảnh mới Kỳ vọng hành động cho công cuộc Đổi mớiKỳ vọng hành động cho công cuộc Đổi mới Điểm chốt cần tháo gỡ trên 'mảnh đất thực tiễn Việt Nam'Điểm chốt cần tháo gỡ trên 'mảnh đất thực tiễn Việt Nam'

  • 上一篇:Lào Cai sử dụng mã QR cá nhân để ngăn “người không phận sự” vào cửa khẩu
  • 下一篇: