Vụ cháu bé rơi xuống trụ bê tông: Chuyên gia bàn giải pháp đưa trụ bê tông lên

2024-10-16 18:33:10- 探索

Ông Đoàn Tấn Bửu,ụcháubérơixuốngtrụbêtôngChuyêngiabàngiảiphápđưatrụbêtônglê Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, xuyên đêm qua đội cứu hộ vẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ liên tục tại hiện trường để đưa cháu bé lên để sau đó thực hiện các biện pháp để hỗ trợ gia đình. Tuy nhiên, việc đưa cháu bé lên mặt đất vẫn chưa thực hiện được và sáng sớm nay công việc tạm dừng thời gian ngắn vì gặp phải tầng địa chất đặc biệt, đây là tình huống khó khăn gặp phải từ khâu tầng địa chất đặc biệt ở độ sâu, khi thực hiện khoan xuống độ sâu 30 đến 40m gặp phải tầng đất phức tạp, bám dính cao.

Trước những khó khăn gặp phải lực lượng cứu hộ cùng các chuyên gia, các đơn vị thi công cũng đã có một buổi hội ý khẩn cấp để trưng cầu ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước về lĩnh vực cứu hộ cũng như là giải quyết tầng địa chất ở sâu trong lòng đất và các biện pháp tối ưu được chọn lựa và trong sáng nay các biện pháp được chọn lựa để làm thế nào đưa đoạn ống bê tông thứ nhất lên và sau đó tiếp tục triển khai các biện pháp để đưa đoạn thứ hai, thứ ba nằm sâu trong lòng đất và việc này cũng vô cùng khó khăn do giải pháp kỹ thuật thi công ở vùng đất sâu, đất sét bám chặt, ma sát vào ống trụ bê tông nên việc đưa lên vừa bảo vệ được trụ bê tông khi rút nên còn nguyên.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, việc thi công ở tầng đất sâu cần có sự tính toán và các giải pháp kỹ thuật phù hợp đủ thiết bị chuyên dụng mới thực hiện được nên tiến độ cũng phần nào chậm. Tuy nhiên, công việc cứu hộ vẫn đang ở mức cao nhất với giải pháp được điều chỉnh thay đổi kịp thời để sớm hoàn thành công việc đưa cháu bé lên mặt đất. Các chuyên gia trong nước và quốc tế thông qua trực tiếp và trực tuyến đã cung cấp thông tin, đề xuất để cùng địa phương giải quyết vấn đề. 

Ông Đoàn Tấn Bửu cho biết thêm: "Hiện tại phương án tiếp tục phải điều chỉnh, đưa từng cọc lên. Giải quyết được cọc thứ nhất thì sẽ tiếp tục tính đến phương án tối ưu với cọc tiếp theo. Đây là phần việc phải có đánh giá, khảo sát trưng cầu ý kiến của chuyên gia để có giải pháp tốt nhất. Tầng địa chất ở đây có đặc điểm rất phức tạp, việc đưa được cái ống cọc còn lại lên rất khó khăn. Tuy nhiên các chuyên gia đang quyết tâm, trao đổi thẳng thắn để sớm có giải pháp tốt nhất".

Hiện nay, các chuyên gia của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp cùng các lực lượng Quân đội, Công an và hàng trăm người tham gia cứu hộ vẫn đang triển khai các giải pháp để đưa trụ bê tông lên mặt đất.

Trước đó, như VOV đã thông tin, vào trưa 31/12/2022, em T.L.H.N (10 tuổi) cùng một số người bạn vào công trình cầu Rọc Sen nằm trên đường tỉnh 857, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp để nhặt phế liệu. Lúc đi qua công trình đang thi công, không may bé N. lọt xuống cọc bê tông rỗng với độ sâu khoảng 35m./.

- END -