Hà Nội tiên phong thực hiện Đề án 06, hướng đến thành phố thông minh

Những kết quả bước đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm này được người dân,àNộitiênphongthựchiệnĐềánhướngđếnthànhphốthô doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Là địa phương được Chính phủ giao triển khai thí điểm thực hiện Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Theo đó, đến nay hơn 6,5 triệu công dân Thủ đô đã có căn cước công dân được cập nhật trong cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư; hơn 5,2 triệu công dân có tài khoản định danh điện tử mức độ 2; 19/30 quận, huyện, thị xã thực hiện cập nhật số hóa hồ sơ dữ liệu hộ tịch điện tử.

Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đánh giá: "Tôi đánh giá cao về phương pháp triển khai đề án 06 của thành phố Hà Nội, triển khai nhiều cách làm hay, sáng tạo, Hội đồng nhân dân thành phố đã ra nghị quyết, với 82 thủ tục hành chính có mức thu bằng 0…".

Từ nền tảng phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, từ ngày 22/4/2024, Hà Nội là 1 trong 2 địa phương trên cả nước được Chính phủ chọn làm thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho công dân. Việc thí điểm này nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong cấp Phiếu lý lịch tư pháp, tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân. Chương trình triển khai cho các công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Hiện, bình quân mỗi ngày có 1.000 hồ sơ Lý lịch tư pháp nộp qua VneID...

Anh Trần Văn Sơn, một người dân ở quận Thanh Xuân chia sẻ: "Tôi thấy việc thực hiện lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID rất thuận tiện, chỉ mất khoảng 5 phút, nhất là tốt cho những người không có thời gian đi trực tiếp".

Tập trung chuyển đổi số, với mục tiêu phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn, Hà Nội đã đồng bộ dữ liệu về thuế với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai thí điểm xây dựng Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử. Đó là kết nối, chia sẻ dữ liệu sức khỏe người dân với ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - thuận tiện trong tra cứu dữ liệu sức khỏe cá nhân về các chỉ số, yếu tố nguy cơ, kết quả khám chữa bệnh trước đó (khoảng 1,77 triệu dữ liệu sẵn sàng và tiếp tục cập nhật...). Hồ sơ sức khỏe điện tử  thành phố Hà Nội là bản tin học hóa của hồ sơ sức khỏe được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử; ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe của một người dân sinh sống trên địa bàn thành phố từ lúc sinh ra cho đến mất đi theo mẫu quy định của Bộ Y tế.

Bà Hồ Thị Loan, một người dân đang khám bệnh tại Bệnh viên Xanh Pôn nêu ý kiến: "Từ ngày Bệnh viện đặt các ki ốt thông minh để làm các thủ tục khám chữa bệnh tôi thấy rất thuận tiện, không phải chờ đợi nhiều".

Từ ngày 15/4/2024, Sở Giao thông vận tải Thành phố Hà Nội triển khai thí điểm ứng dụng giải pháp công nghệ tìm kiếm và thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại nhiều điểm trông giữ xe trên địa bàn. Hoạt động này góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh; tạo thói quen không sử dụng tiền mặt, đồng thời minh bạch trong công tác thu phí trông giữ xe tại các bãi đỗ xe, điểm trông giữ xe tạm thời. Tính đến ngày 20/6/2024 (sau 2 tháng triển khai), đã có 64 điểm thuộc 9/30 quận huyện triển khai giải pháp thí điểm thanh toán dịch vụ thu phí giữ xe không dùng tiền mặt, với gần 150.000 lượt giao dịch. Việc triển khai thanh toán dịch vụ thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt ước tính tiết kiệm (do thất thu) cho người dân trên 10 tỷ đồng/năm và giảm chi ngân sách cho các doanh nghiệp trông giữ phương tiện khoảng hơn 4,2 tỷ/năm.

Những giải pháp sáng tạo, linh hoạt trong triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 cũng như sự vào cuộc mạnh mẽ trong chuyển đối số đã góp phần quan trọng giúp Hà Nội thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn.