Vì sao công tác cai nghiện ma túy ở Bình Dương chưa hiệu quả?

Phải đánh giá lại việc tổ chức cai nghiện ma túy

Tính đến tháng 10/2023,ìsaocôngtáccainghiệnmatúyởBìnhDươngchưahiệuquả Bình Dương có gần 2.184 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó số người nghiện ngoài xã hội là 1.016 người (chiếm tỷ lệ 46,52°%). 

Người nghiện ma túy ngày càng trẻ hóa về độ tuổi, trong đó rất nhiều người dưới 18 tuổi và nhiều nhất là từ 18-30 tuổi. Bên cạnh số người nghiện ở mức cao thì số trường hợp tái nghiện ở Bình Dương cũng gia tăng.

Đáng báo động tình hình người nghiện sử dụng đồng thời nhiều loại ma túy ngày càng phổ biến nên rất khó cai. Việc sử dụng ma túy tổng hợp gây rối loạn tâm thần- “ngáo đá” dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật và gây ra các vụ án khiến người dân bức xúc, lo lắng.

Nhiều đại biểu HĐND tỉnh Bình Dương đặt vấn đề, các ngành, các cấp có liên quan cần có các giải pháp đấu tranh với tội phạm ma túy; đồng thời đánh giá lại công tác cai nghiện nhằm kéo giảm số người nghiện.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Thanh, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương, đại biểu HĐND tỉnh Bình Dương đặt vấn đề với Công an tỉnh Bình Dương: “Chúng ta đánh giá công tác cai nghiện chưa hiệu quả. Như vậy chưa hiệu quả như thế nào và nguyên nhân tại sao chưa hiệu quả, có đề xuất kiến nghị gì để chúng ta giải quyết tình trạng này. Bởi số lượng người nghiện như thế này là lớn mà họ đang ở ngoài xã hội, hoặc họ vào trung tâm cai nghiện không hiệu quả tốn chi phí của nhà nước, mà trả về xã hội là nguyên nhân phát sinh tội phạm cao")

Cần đầu tư, phát huy vai trò Tổ cai nghiện cộng đồng

Công an tỉnh Bình Dương cho rằng, số lượng người nghiện cao do địa bàn phức tạp. Những trường hợp nghiện ở các nơi lợi dụng cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, dịch vụ lưu trú, nhà chung cư... ở Bình Dương để tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Ngoài ra, công tác cai nghiện còn hạn chế nên khó kéo họ ra khỏi ma túy.

Theo đại diện Công an tỉnh Bình Dương, người nghiện đưa vào cơ sở cai nghiện sẽ hạn chế được hậu quả tác hại xã hội. Thế nhưng, hiện nay, cơ sở vật chất tại các trung tâm cai nghiện của Bình Dương quá tải, chỉ đủ chỗ cho 732 người. Trước thực tế này, tỉnh đang đầu tư nâng lên 1.500 chỗ. 

Nghiện ma túy phụ thuộc vấn đề sinh học và phải được cách ly ít nhất 5 năm mới có thể hồi tỉnh, thế nhưng theo Luật hiện nay chỉ quy định 2 năm. Do đó, sau khi được cắt cơn tại trung tâm cai nghiện và trở về nhà, họ dễ bị tái nghiện. Trong khi luật chưa thay đổi thì ở các cơ sở cai nghiện ở Bình Dương đang tăng cường giáo dục hành vi, làm thay đổi nhận thức và tạo việc làm cho người nghiện.

Trong khi đó, cai nghiện tại cộng đồng nghĩa là môi trường xung quanh người nghiện nhiều cám dỗ và việc họ không thể hồi tỉnh hoặc tái sử dụng ma túy gần như là tất yếu. Giải "nút thắt" này, Bình Dương có thành lập nhiều Tổ cai nghiện tại cộng đồng nhưng chưa thật sự hiệu quả. 

Thượng tá Đỗ Ngọc Ẩn, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm ma túy, Công an tỉnh Bình Dương nói: “Một số thành viên là thành viên Tổ cai nghiện ngoài cộng đồng mà lại sợ người nghiện, không dám đụng, sợ lây bệnh thì làm sao mà tư vấn, giáo dục, giúp đỡ được người nghiện. Do đó, HĐND có kiến nghị UBND chỉ đạo cho ngành Lao động-Thương binh và Xã hội tập trung đầu tư nguồn lực, tập huấn cho đội ngũ này".

版权声明:本文内容由互联网用户自发贡献,该文观点仅代表作者本人。本站仅提供信息存储空间服务,不拥有所有权,不承担相关法律责任。如发现本站有涉嫌抄袭侵权/违法违规的内容, 请发送邮件至 [email protected] 举报,一经查实,本站将立刻删除。

(17)
打赏 微信扫一扫 微信扫一扫 支付宝扫一扫 支付宝扫一扫
上一篇2024-10-17 05:28
下一篇 2024-10-17 05:19

相关推荐

发表回复

您的电子邮箱地址不会被公开。必填项已用*标注