Nhiều giáo viên ở Kon Tum bị lừa đảo qua mạng xã hội mất hàng tỷ đồng

TheềugiáoviênởKonTumbịlừađảoquamạngxãhộimấthàngtỷđồo trình báo của thầy giáo Lê Văn Lâm, giáo viên Trường THCS thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, ngày 5/10 vừa qua một nhóm đối tượng mạo danh cán bộ điều tra Công an tỉnh Kon Tum và Bộ Công an liên lạc qua điện thoại thông tin về việc thầy có liên quan đến một vụ buôn bán ma túy lớn.

Để không ảnh hưởng đến người thân trong gia đình cũng như được minh oan, dưới sự dẫn dắt và gây áp lực của nhóm đối tượng lừa đảo này, thầy Lâm đã vay mượn 1 tỷ 100 triệu đồng gửi vào tài khoản ở một ngân hàng rồi bị chiếm đoạt toàn bộ số tiền.

Thầy giáo Nguyễn Văn Hiền, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Đăk Hà nơi thầy Lê Văn Lâm đang công tác cho biết: “Khi mà thầy Lâm báo cáo thì tôi Hiệu trưởng nhà trường ngay lập tức tôi động viên thầy Lâm là lên báo Công an huyện. Về phía của tôi là tôi báo với Đảng ủy, Ủy ban. Sáng hôm nay là thầy Lâm lên chỗ Công an tỉnh”.

Cùng với thầy giáo Lê Văn Lâm, ở thị trấn Đăk Đăk Hà, huyện Đăk Hà, cô giáo Hồ Thị Thu Sương, Trường THPT Trần Quốc Tuấn cũng vừa bị các đối tượng lừa đảo trên mạng chiếm đoạt 270 triệu đồng.

Trình báo của cô Sương cho thấy, ngày 9/10 vừa qua cô đăng ký tham gia chương trình bình chọn cho ca sỹ. Theo yêu cầu của chương trình, số tiền phải nộp cho mỗi nhiệm vụ tăng dần đến 100 triệu đồng. Đỉnh điểm các đối tượng yêu cầu cô giáo phải nộp 220 triệu đồng thì mới lấy lại được số tiền 100 triệu đồng đã nộp trước đó. Trong tình huống gia cảnh khó khăn, lại đang có chuyện buồn cô Hồ Thị Thu Sương đã vay mượn 170 triệu đồng nộp cho chương trình rồi mới nhận ra mình đã bị lừa.

Việc các thầy cô giáo ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum dính bẫy lừa đảo  không chỉ thiệt hại về kinh tế của cá nhân mà còn khiến đơn vị nơi thầy cô công tác thêm việc, thêm trách nhiệm.

“Sau khi cô bị như vậy thì nhà trường nắm bắt thông tin, cử ngay bên Công đoàn nhà trường luôn kèm cặp cô kể cả buối tối đó luôn để động viên tinh thần cô  tránh xảy ra những tình huống có thể dẫn tới những hành động không phải. Định hướng cho cô trong vấn đề liên hệ với các cơ quan chức năng và nhà trường vẫn tiếp tục động viên cũng như theo dõi cô để cô an tâm”, thầy giáo Mai Xuân Kiên, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Quốc Tuấn, cho biết.

Về nguyên nhân dẫn đến việc nhiều thầy cô giáo trên địa bàn huyện dính bẫy lừa đảo trên mạng, bà Lê Thị Nhung, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, cho rằng có rất nhiều lý do.

“Mặc dù đã được khuyến cáo rồi từ cơ quan chức năng, đặc biệt là từ công an. Tuy nhiên vẫn có tình trạng giáo viên tin vào những lời dụ dỗ, lôi kéo. Có lẽ thầy cô chưa xác định được đối tượng đấy nhằm mục đích gì? Thứ hai có thể thầy cô đang cần một khoản tiền nào đó để trang trải cho cá nhân hoặc gia đình nên là tham gia việc đấy. Thứ ba trong nội dung lừa đảo thầy cô nghĩ là mình bị rơi vào tình huống đó thật nên là làm theo hướng dẫn đấy để rồi là chuyển tiền”, bà Nhung cho hay.