Điện Biên tích cực thực hiện chính sách dân tộc vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tại Điện Biên,ĐiệnBiêntíchcựcthựchiệnchínhsáchdântộcvùngđồngbàoDTTSvàmiềnnú sau 3 năm triển khai thực hiện với 10 dự án thành phần, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây.

Điện Biên là tỉnh vùng cao nằm ở biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc anh em, với trên 80% đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Những năm qua, tỉnh luôn tích cực tập trung triển khai quyết liệt, sâu rộng các chính sách dân tộc trên địa bàn, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình).

Điện Biên dân tộc thiểu số 1
Hoạt động văn hoá, thể thao tại Không gian văn hoá vùng cao Điện Biên.

Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội 

Sau 3 năm thực hiện (2021 - 2023), các dự án, tiểu dự án trong Chương trình đã mang lại kết quả đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo;

Cùng với đó, các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên, cơ sở vật chất của trường lớp học, trạm y tế được quan tâm đầu tư, công tác chăm sóc y tế, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Hệ thống đường ô tô đến trung tâm các xã đạt 100%, đường ô tô đến các bản đạt 72,7/70% (đạt mục tiêu của Chương trình); 100% thôn bản được đầu tư hệ thống nước sinh hoạt; 100% các thôn, bản có sông, suối, khe nước chảy được đầu tư thủy lợi; 100% các xã có trạm y tế xã đạt chuẩn, có trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS để đảm bảo đào tạo kiến thức, tiếng phổ thông từ độ tuổi mầm non; trên 90% các thôn đã được đầu tư sử dụng điện lưới quốc gia.

Đối với các dự án phát triển kinh tế, Chương trình đã thực hiện hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề 217 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 12.296 hộ, đầu tư 46 công trình nước sinh hoạt tập trung (Dự án 1); Đầu tư 7 dự án sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư cho 466 hộ (Dự án 2);

Hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch là rừng phòng hộ 5.374 ha, hỗ trợ trồng rừng phòng hộ 66 ha, hỗ trợ trồng rừng sản xuất 983 ha; thực hiện 98 dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, 514 dự án phát triển sản xuất cộng đồng (Dự án 3)….

Nhóm dự án văn hóa - xã hộicũng được quan tâm đầu tư phát triển. Trong 3 năm, tỉnh Điện Biên đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 58 trường học, mở 122 lớp xóa mù chữ cho 2.792 người. Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 2.401 người, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho 1.999 người, hỗ trợ đào tạo nghề cho 4.997 người... (Dự án 5).

Hỗ trợ 4 nghệ nhân người DTTS; mở 50 lớp tập huấn bồi dưỡng truyền dạy văn hóa phi vật thể; thực hiện 2 dự án nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một. Cùng với đó, hỗ trợ hoạt động cho 167 đội văn nghệ truyền thống... (Dự án 6).

Bên cạnh đó, tỉnh đầu tư 2 Trung tâm y tế huyện, hỗ trợ đào tạo nhân lực y tế cho các huyện nghèo và vùng khó khăn, nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào đồng bào DTTS&MN, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em. 

Thành lập và vận hành 348 Tổ truyền thông cộng đồng. Thành lập mới, nâng cao chất lượng 47 địa chỉ tin cậy, thực hiện 115 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản. Thành lập, duy trì 81 câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi.

Nâng cao năng lực cho 80 nữ cán bộ DTTS; thực hiện 29 cuộc tập huấn hướng dẫn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới cho cán bộ xã, thôn; thực hiện 18 cuộc tập huấn lồng ghép giới cho cán bộ huyện, xã; 44 cuộc tập huấn lồng ghép giới cho cán bộ thôn bản.

Đặc biệt, tỉnh cũng đầu tư 5 công trình (3 công trình nhà văn hóa, 1 công trình đường, 1 công trình điện)…

Tập huấn, bồi dưỡng 40 lớp kiến thức, kỹ năng cho 2.410 lượt người có uy tín; biểu dương, tôn vinh 25 người có uy tín; tổ chức gặp mặt, tọa đàm với 1.602 lượt người có uy tín; cấp phát 190.576 tờ báo cho 1.244 người...

Về nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đã tổ chức 21 lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho 1.339 người; thực hiện 52 đợt tuyên truyền phổ biến giáo dục, pháp luật 3.547 người; biên soạn và phát hành 28.584 tờ rơi…

Tỉnh còn phối hợp với một số cơ quan thông tấn báo chí Trung ương như: Báo Nhân dân, Báo Nông thôn ngày nay, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Giáo dục và Thời đại... tuyên truyền, vận động đồng bào tham gia thực hiện Chương trình thuộc Dự án 10.  

Cùng với đó, Điện Biên cũng thực hiện tốt các chính sách khác như: Chuyên đề “Dân tộc và phát triển"; chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS; Chính sách cử tuyển; Chương trình phối hợp mang tính nhân văn cao, đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào DTTS&MN của tỉnh.

v.v,...